Từ ngàn đời nay, trong đời sống hàng ngày, bữa ăn của người Việt thường đi kèm với nhiều loại rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Vì thế, khi có những vụ việc làm rau bẩn làm giả rau sạch, người tiêu dùng rất bức xúc và hoang mang. Trong bài viết này, RauSach.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rau sạch và rau bẩn cũng như đưa ra các mẹo để phân biệt rau.
Rau sạch, hay rau an toàn, là gì?
Thực
tế, nhiều người chọn mua rau sạch nhưng vẫn còn mơ hồ khái niệm về nó. Rau sạch
(hay rau an toàn) là một thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm rau xanh, củ, hoa
quả an toàn cho sức khỏe con người và lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích tồn đọng trong quá trình sản xuất phải dưới mức tiêu chuẩn cho phép.
Để
kiểm soát và quản lý nguồn rau sạch, khái niệm VietGAP được ra đời. Tiêu chuẩn
VietGAP là viết tắt của cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices, được ban
hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sản phẩm được chứng nhận chuẩn
VietGAP sẽ được dán tem lên bao bì, giúp người tiêu dùng an tâm hơn về nguồn gốc
thực phẩm tiêu thụ.
Ăn phải rau bẩn, nguy hại ra sao?
Rau
bẩn là rau nhiễm các hóa chất độc hại do quá trình trồng trọt và canh tác không
tuân thủ theo các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
Do đó khi ăn phải rau bẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Một
trong số những tình trạng phổ biến hiện nay đó là ăn phải rau bẩn có dư lượng
thuốc trừ sâu cao. Điều này rất dễ dẫn đến các bệnh về thần kinh. Các chất hóa
học có trong các loại thuốc này ảnh hưởng lớn hoặc thậm chí gây mất dần chức
năng của não bộ.
(Xem thêm: Vietnam car rental)
Rau
nhiễm chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học có thể khiến người ăn
bị ngộ độc cấp tính cho cơ thể. Nếu phát hiện muộn và không chữa trị kịp thời
có thể dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó việc tưới rau trong quá trình vận chuyển bằng
nguồn nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân lớn gây nên các bệnh về vi sinh vật có hại
như giun sán, ký sinh trùng,...
Ngoài
ra, người ăn phải rau trồng từ nguồn đất bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, dễ
dàng dung nạp những kim loại này và cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến
các bệnh ung thư nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Tình trạng “rau bẩn” đội lốt “rau sạch VietGAP”
Gần
đây, có một khối lượng lớn “rau bẩn” không rõ nguồn gốc được các Công ty chuyên
phân phối nông sản tuồn vào các siêu thị và cửa hàng tiện lợi sau khi đã “phù
phép” thành “rau sạch VietGAP” bằng tem nhãn mác giả. Từ đó rau bẩn ngang nhiên
đủ tiêu chuẩn để trở thành rau sạch và phân phối cho người tiêu dùng.
Để
có thể lựa chọn loại rau an toàn, không có chứa các chất độc hại, các bạn có thể
dựa vào một số tiêu chí dưới đây.
Dựa vào màu của rau
Thông
thường các loại rau hữu cơ (rau sạch) đều có màu xanh hơi vàng (xanh chuẩn đối
với bảng màu lá của từng loại rau). Rau trồng bằng phân hóa học thường có màu
xanh đậm do dư đạm và nitrat, màu xanh này thường thu hút sâu bệnh gây hại cho
cây và cho sức khỏe con người.
Dựa vào hình dáng
Rau
sạch thường có thân giòn, lá nhỏ và có độ rắn chắc nhưng không bóng mượt. Ngược
lại, nếu bạn thấy những loại rau héo, lá to, nhiều và kèm theo màu xanh đậm
không tự nhiên thì nhiều khả năng rau có chứa chất kích thích tăng trưởng.
Chẳng
hạn như rau muống nước khi được trồng ở những khu vực ao có nhiều kim loại nặng,
vi sinh vật, có chứa nước thải,… thân và lá cây to, có màu xanh không tự nhiên.
Ngoài
ra, rau không có chứa chất hóa học thường có những đốm nhỏ li ti trên lá do côn
trùng hoặc sâu bọ.
Độ giòn
Rau
sạch khi ăn rất giòn, ít xơ và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị,
càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon, thân rau rắn chắc nhưng
không bóng mượt. Rau trồng bằng phân hóa học thường mềm và dễ ỉu vì tích trữ
quá nhiều nước trong thân rau.
Thời gian bảo quản
Để
lựa chọn được rau sạch an toàn, các bạn có thể dựa vào độ héo khi bảo quản rau.
Thường rau sạch sẽ bảo quản được lâu hơn khi để ở nhiệt độ mát. Còn đối với rau
"bẩn" thường để được 2, 3 ngày, rau sẽ bị thối, hỏng và chảy nước.
Dựa vào hương vị
Bạn
sẽ phải thật tinh ý mới có thể áp dụng cách này. Thông thường, khi chế biến rau
trong bữa ăn thì mùi vị của rau sạch thường đậm đà hơn rau không sạch. Khi ăn
rau sạch, bạn sẽ cảm thấy sợi rau giòn và ngọt hơn rau không sạch.
Trong
một số trường hợp, thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại nhiều trên rau nên khi luộc
hoặc nấu canh sẽ có mùi rất nồng, bạn nên đổ bỏ chứ tuyệt đối không nên ăn sẽ rất
nguy hiểm. Vì thế, các chuyên gia thường khuyên bạn nên ngâm với nước rửa rau
quả trước khi chế biến để loại sạch hóa chất còn sót lại.
Cách sơ chế rau để đảm bảo an toàn khi sử dụng
Quá
trình sơ chế rau cũng giúp loại bỏ tương đối những chất bẩn, hóa học còn dư thừa
trong rau. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng sẽ có những tác dụng nhất định.
Một số cách rửa rau được các chuyên
gia khuyến khích như:
-
Rửa rau dưới vòi nước sạch để loại bỏ đất, vi khuẩn và các chất hóa học còn dư
trên rau. Đặc biệt, với những loại rau có cuống như xà lách, rau cải nên rửa trực
tiếp dưới vòi chảy, chú ý các phần kẽ - khu vực nhiều đất, cát.
-
Ngâm với nước muối khoảng 5 đến 10 phút trước khi chế biến, điều này có thể loại
bỏ một số loại vi sinh vật có hại trên bề mặt rau.
Ngoài
ra, để đảm bảo an toàn khi ăn rau, các bạn nên ưu tiên các cách chế biến chín.
Ăn rau sống thường xuyên dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, tạo điều kiện cho các loại
giun, sán xâm nhập.
Nhìn
chung, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, mọi người nên lựa chọn những loại rau
được trồng ở khu vực có đất, nước sạch và được chăm sóc theo quy định, không có
tồn dư thuốc trừ sâu, chất kích thích, kim loại nặng. Nên lựa chọn rau có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, không chọn loại có mẫu mã bắt mắt và không tự nhiên.
Nguồn: RauSach.net